Site Loader
Số 9, Ngõ 7 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Finance Report Bao cao tai chinh

Đọc và phân tích báo cáo tài chính là kỹ năng không thể thiếu đối với những nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, kiểm toán, kế toán, ngân hàng, nhà đầu tư. Trong bài viết này Chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất cho bạn về cách đọc hiểu báo cáo tài chính.

Nội dung của báo cáo tài chính bao gồm:

  • Báo cáo của Ban giám đốc
  • Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách đọc báo báo của công ty kiểm toán độc lập trong báo cáo tài chính

Bước 1: Đọc báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

Trong báo cáo của công ty kiểm toán độc lập, các bạn cần chú ý đến mục ý kiến của kiểm toán viên.. Có 4 loại ý kiến của kiểm toán viên:

  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: Ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ
  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần: Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán
  • Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới mức độ mà kiểm toán viên cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu.
  • Ý từ chối hoặc không thể đưa ra ý kiến: Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.

Ý kiến của kiểm toán thể hiện sự tin cậy của báo cáo tài chính. Mức độ tin cậy của báo cáo tài chính giảm dần tương ứng với 4 ý kiến trên.

Ý kiến kiểm toán đóng vai trò quan trọng bởi nó mang lại sự đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các thông tin tài chính góp phần phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Vì vậy, khi đọc báo cáo tài chính không được bỏ qua phần quan trọng đầu tiên này.

Bước 2: Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Nội dung bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần Tài sản và nguồn vốn, trong đó nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phương trình cân bằng nhưu sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tài sản:

Tài sản là những thứ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tài sản được phân thành 2 loại là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

  • Tài sản ngắn hạn: Là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.

Bao gồm các mục chính như:

  • Tiền và tương đương tiền: gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Khoản mục này cũng là một trong số ít khoản mục ít bị tác động bởi kế toán.
  • Các khoản phải thu: là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán (còn nợ) cho doanh nghiệp. Đây là khoản mục mà bạn cần theo dõi sát sao.
  • Hàng tồn kho: Là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc hàng hóa…
  • Tài sản dài hạn: Là những tài sản sẽ có thời gian sử dụng trên 1 năm. Tài sản cố định bao gồm: Tài sản hữu hình (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, máy tính…) và Tài sản vô hình (như bằng sáng chế, bản quyền phát minh…)

Nợ phải trả:

Nợ phải trả thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài (chủ nợ, nhà nước, nhà cung cấp, người lao động…)

Nợ phải trả cũng được chia làm 2 loại: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính phải thanh toán dưới 1 năm.

Nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được phép thanh toán trên 1 năm.

Các khoản mục chính ở phần này bao gồm:

  • Phải trả người bán: Thể hiện số tiền mà doanh nghiệp chưa thanh toán (còn nợ) cho nhà cung cấp.
  • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động…: Tương tự, đây là khoản phải trả của doanh nghiệp đối với nhà nước (về thuế GTGT, thuế TNDN…), phải trả cho người lao động.
  • Vay và nợ ngắn hạn/dài hạn: Là khoản tiền vay nợ tín dụng. Nếu như các khoản nợ trên là nợ chiếm dụng (doanh nghiệp không mất chi phí sử dụng vốn), thì với khoản vay này doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn (trả lãi vay cho ngân hàng).

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền ban đầu  được đầu tư vào một doanh nghiệp

Lợi nhuận chưa phân phối: Nếu trong năm tài chính, doanh nghiệp quyết định tái đầu tư thì phần lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào tài khoản này.

Ngoài ra có các loại quỹ như Quỹ đầu tư phát triển,…

Mục này đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Để Bảng cân đối kế toán cân bằng thì con số chênh lệch giữa Tài sản và Nợ phải trả sẽ là Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Cách đọc bảng cân đối kế toán

  • Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.
  • Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, và sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.
  • Ghi chú lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời

Những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn giúp bạn trả lời được câu hỏi: Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào? Sự thay đổi của những khoản mục này thường sẽ “trọng yếu” hơn, quan trọng hơn, và thể hiện rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng của sự cân đối tài chính đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng.

Để sớm nhận biết được điều này, bạn cần quan sát xu hướng biến động của Vốn lưu động thuần (NWC):

Net working capital (NWC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nếu NWC có xu hướng giảm dần và đặc biệt chuyển sang âm lớn thì điều này đang báo hiệu sự xuất hiện ngày càng rõ rệt của mất cân đối tài chính. NWC < 0, cho thấy công ty đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

Bảng cân đối kế toán, cùng với báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, là một công cụ quan trọng đối với các nhà đầu tư để có được cái nhìn sâu sắc về  một công ty và hoạt động của nó. Bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt tình hình tài chính tại một thời điểm nhất vê các  tài khoản của công ty bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mục đích của bảng cân đối kế toán là cung cấp cho người sử dụng một sự hình dung về vị trí tài chính của công ty cùng với việc chỉ ra những gì công ty sở hữu và nợ.

Post Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *